Hỗ trợ trên máy tính Tiếng Việt tại Hoa Kỳ

Xem thêm: VPSKeys

Trong những năm đầu, những người sử dụng tiếng Việt trên các diễn đàn Internet đã dùng quy ước VIQR để diễn đạt tiếng Việt dùng bảng mã ASCII với bàn phím tiêu chuẩn tiếng Anh ở Mỹ vốn không có thanh điệu. Từ năm 1989, Nhóm Tiêu chuẩn hóa Tiếng Việt (Viet-Std Group) được thành lập để phối hợp với các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế để tiêu chuẩn hóa các bảng mã tiếng Việt. Tổ chức đã đề xuất tiêu chuẩn VISCII để hỗ trợ xử lý tiếng Việt có dấu thanh. Một nhóm phi lợi nhuận khác là TriChlor Software, đã phát triển nhu liệu giúp xử lý và hiển thị tiếng Việt trên điện toán.[72] Đồng thời, một số tổ chức khác như VNIHội Chuyên gia Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chuẩn và nhu liệu nhằm hỗ trợ tiếng Việt.[72] Với quá nhiều tiêu chuẩn cạnh tranh nhau, việc hỗ trợ tiếng Việt trên máy tính trở nên phức tạp cho đến khi tiêu chuẩn Unicode được bắt đầu sử dụng rộng rãi.[72] Vì lý do chính trị, tiêu chuẩn TCVN do nhà nước Việt Nam phát triển không được sử dụng rộng rãi bên ngoài quốc gia này.[73]

Năm 1999, Ngô Thanh Nhàn, Đỗ Bá PhướcJohn Balaban thành lập Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (en) nhằm bảo tồn và phổ biến chữ Nôm. Tổ chức đã góp phần số hóa và chia sẻ các tác phẩm bằng chữ Nôm trên mạng.[74][75] Tổ chức giải thể năm 2018 sau khi cho rằng mục đích ban đầu đã đạt được.[74]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Việt tại Hoa Kỳ http://www.kvue.com/news/education/aisd-vietnamese... http://www.nytimes.com/2012/10/19/us/politics/more... http://viendongdaily.com/dai-vnatv-573-co-them-2-b... http://viethocjournal.com/2020/07/ngon-ngu-nguoi-v... http://www.seasite.niu.edu/jsealt/Vol12Fall2006/Ar... http://www.bsa.ca.gov/pdfs/reports/2010-106.pdf#pa... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32750283 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7893523 http://web.archive.org/web/20210507092049/https://... //doi.org/10.1044%2F2019_AJSLP-19-00146